Gốm là một loại vật dụng, trong xây dựng công trình, dinh thự và ngay cả máng nước, vật gia dụng... đã hơn 25.000 năm, từ sau khi con người phát minh ra lửa và rời hang núi hốc đá, cất nhà ở để định cư. Người ta đề cập đến 2 cách thức làm gốm là gốm cổ điển và gốm không nung.
Đồ gốm sứ cao cấp của Việt Nam cũng nhiều nhưng mẫu mã không độc đáo, thường sản xuất hàng loạt. Hàng Trung Quốc thì quả rẻ, chất lượng men không tốt... Riêng đồ gốm Nhật, mỗi cái một họa tiết, men tốt, kiểu dáng lại phong phú đa dạng
Hàng trăm năm qua, gốm sứ Nhật Bản luôn là một trong những vật phẩm quý hiếm được giới sưu tập và người sành điệu ưa chuộng bởi kiểu dáng và màu sắc sang trọng, thanh lịch với những nét hoa văn trang trí tinh tế, quý phái mang giá trị thẩm mỹ cao.
Cao cấp, sang trọng, tinh tế và tuyệt đẹp là những mỹ từ mà bất cứ ai cũng phải thốt lên khi được chiêm ngưỡng những sản phẩm sứ gia dụng cao cấp nổi tiếng Nhật Bản và Thế giới - Sứ gia dụng Noritake. Ra đời năm 1904 tại làng Noritake - một ngôi làng cổ kính thuộc thành phố Nagoya (Nhật Bản), tiền thân của thương hiệu Noritake thịnh vượng hôm nay là một công ty chuyên xuất khẩu đồ gốm sứ, đồ cổ, quà tặng từ Nhật Bản sang thị trường Mỹ. Nhận thấy tiềm năng về nhu cầu sử dụng những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao ngày càng tăng tại Mỹ, những người sáng lập công ty đã nung nấu ý tưởng cho ra đời những dòng sản phẩm sứ sang trọng, cao cấp chuyên dành phục vụ cho giới thượng lưu. Ý tưởng đột phá đó đã đặt những viên gạch hồng đầu tiên xây nên tên tuổi của Noritake hôm nay bởi ngay khi đó những sản phẩm sứ dùng trong bữa ăn mang phong cách hiện đại và rất cao cấp này đã được giới thượng lưu Mỹ nhiệt liệt chào đón.
Hàng sứ gia dụng Noritake có ưu điểm là mỏng nhẹ, nước men bóng mịn, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, đặc sắc trong phong cách và tinh tế đến từng chi tiết. Mỗi sản phẩm của Noritake từ những bộ bát đĩa, cốc tách, bình hoa, cho đến các vật lưu niệm hay đồ bài trí… không chỉ thể hiện tài hoa và gu thẩm mỹ tinh tế của người nghệ nhân mà trên tất cả đó là những cảm xúc thăng hoa được thổi vào hồn sứ với khát vọng vươn tới đỉnh cao của sự hoàn mỹ.
Tại Việt Nam, trước năm 1975 sứ Noritake đã hiện diện trang trọng trong những chiếc tủ trưng bày đồ mỹ nghệ cao cấp hay trong những gia đình thuộc giới thượng lưu Sài Gòn. Trong hành lý về nước của các quân nhân Mỹ dường như không thể thiếu bộ đồ ăn bằng sứ Noritake nổi tiếng. Ngày nay, Noritake được biết đến như là một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Nhật Bản và thế giới về sản phẩm sứ gia dụng. Sản phẩm của Noritake hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, được sử dụng trong các phòng VIP của các khách sạn sang trọng, nhà hàng cao cấp, trên khoang hạng nhất của các hãng hàng không lớn. Hơn 100 năm qua, hàng triệu triệu sản phẩm tinh xảo của Noritake đã trở nên thân thuộc với hàng triệu gia đình trên toàn thế giới và trở thành một thương hiệu nổi tiếng quốc tế về sứ gia dụng.
Nhưng ngược lại với sự teo tóp của gốm sứ truyền thống Việt (những làng gốm cổ truyền danh tiếng giờ chỉ còn cái tên như Thổ Hà, Phù Lãng), từ những dấu vết làng gốm cổ được tìm thấy ở Nhật có niên đại hơn 10 ngàn năm trước CN, nghề làm gốm sứ Nhật đã trở thành nghệ thuật khi nó là một phần của nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật trà đạo và nghệ thuật ẩm thực ở đất nước này. Ở Nhật hiện có những thành phố, thị trấn được mệnh danh là “thành phố gốm sứ”, là nơi bạn có thể thấy qui trình làm gốm truyền thống vẫn được gìn giữ và phát triển như thế nào, có thể đăng ký theo học những khoá làm gốm truyền thống tại đây. Đó là các “Pottery towns” Mashiko, Tokoname, Kanazawa, Mino, Seto, Echizen, Shigaraki, Hagi, Bizen, Arita và cố đô Kyoto. Một trong những nơi “nhặt nhạnh” điên cuồng cho những kẻ yêu văn hoá Nhật và gốm sứ Nhật là các lễ hội gốm sứ được tổ chức khá thường xuyên tại các “thành phố gốm sứ” nói trên. Như đã từng kể trong bài Phải đến Nhật để biết… mùa hè, tôi đã từng để lỡ một trong những lễ hội gốm sứ lớn nhất trong năm được tổ chức vào trung tuần tháng 8 ở Kyoto. Vì vậy, khi quay trở lại cố đố vào tháng 10 năm ngoái, một trong những nơi “phải đến” chính là Kiyomizu-yaki Danchi Pottery Festival, tổ chức trong 3 ngày, từ 17 đến 19/10, ở Yamashina, một làng gốm truyền thống cách Kyoto không xa (từ ga Kyoto có shuttle bus chạy tới đây cứ 15 phút/chuyến). Có cả ngàn gian hàng bày ngoài trời, và có hàng trăm gian hàng trong nhà, thậm chí, bạn có thể xem và mua đồ ngay tại lò, y như ở làng Bát Tràng vậy. Tất cả đều là các tác phẩm gốm sứ đương đại. Để có thể xem, ngắm nghía hết các gian hàng tại đây, chắc chắn phải đi dạo đủ cả 3 ngày lễ hội! Đặc biệt, gian hàng nào cũng mang phong cách riêng của chủ nhân, cũng chính là hoạ sĩ làm gốm. Có những món đồ chỉ 100-200 yên (chừng 20.000 đồng), nhưng cũng có những món đồ hàng trăm ngàn yên. Đi lễ hội vào ngày cuối thì được giảm giá “khủng”, 50-60% là chuyện thường, có gian hàng thậm chí giảm tới 80%.
Đồ gia dụng Nhật bằng chất liệu gốm, sứ đang cực kỳ HOT và được nhiều bà nội trợ săn đón. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua để có thể sở hữu được những sản phẩm chất lượng nhất.
Hiểu thêm về đồ gia dụng Nhật Bản bằng chất liệu gốm, sứ Nhật Bản vốn là một trong những đất nước có truyền thống trong việc phát triển nền văn hóa gốm sứ, đặc biệt là đồ dùng gia dụng.
Từ những chiếc bát nhỏ, chén sứ, tách uống trà… nếu đã được làm bằng chất liệu gốm, sứ thì chắc chắn chúng rất tinh tế. Từ trong những họa tiết hoa văn tinh xảo nhất, đồ gia dụng Nhật Bản bằng gốm, sứ đều được ưu chuộng bởi yếu tố chất lượng, an toàn luôn được đảm bảo và đặc biệt hơn nữa là hình dáng của những thiết kế này luôn đảm bảo được những yêu cầu khắt khe nhất của người tiêu dùng. [IMG] Gốm sứ Nhật Bản được làm từ nguyên liệu chính là đất sét nung. Chất liệu và tỷ lệ % của chúng khác nhau tùy thuộc vào tính chất cần thiết của từng sản phẩm và thậm chí là cả con mắt và tay nghề của người thợ.
Trên thực tế thì hầu hết những sản phẩm được làm bằng gốm có tuổi thọ và chất lượng kém hơn sứ bởi nhiệt độ nung của gốm chỉ đạt từ 800 – 1.200 độ C. Trong khi đó, những sản phẩm bằng sứ lại được nung đến tận 1.300 độ C.
Mẹo giúp mẹ chọn mua đồ gốm, sứ chuẩn Những dòng sản phẩm gốm, sứ thuộc dòng đồ gia dụng Nhật Bản thường được đánh giá cao nên chúng dễ dàng bị làm nhái, làm giả. Chính vì thế, mẹ cần phải nắm được một số những mẹo vô cùng nhỏ nhưng có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình chọn mua đấy nhé.
Ít mẹ biết, phần trôn của sản phẩm có lớp tráng men không được khít thì đấy đúng là đồ sứ chuẩn đấy nhé. Mẹ có thể dùng một chiếc đũa gõ nhẹ lên thành sản phẩm, nếu có tiêng ngân vang kéo dài thì đấy đúng là hàng chuẩn. Lớp tráng men của đồ sứ thường bóng láng và đều màu hơn đồ gốm nên chúng toát lên vẻ thanh thoát, tinh tế hơn. Vô tình làm vở một sản phẩm bằng sứ, bạn có thể quan sát phần ruột bên trong của sản phẩm này. Màu ruột của đồ sứ chuẩn đồ gia dụng Nhật Bản sẽ có màu đồng bộ với bề mặt bên ngoài. Với đồ gốm thì không. Lớp bề mặt ngoài của đồ gốm thường bóng loáng hơn phần ruột bên trong. Tất nhiên, đây chỉ là “note” thêm một kiến thức chứ thực tế thì không nên dùng cách này để… kiểm tra nhé. Nếu là đồ gốm, sứ chuẩn thì bề mặt của sản phẩm luôn được tráng lớp men bóng loáng, láng mịn và không hề có vết sần của nứt, rạn hay sạn, cát còn vương lại.
Để đồ gia dụng Nhật Bản được làm bằng gốm, sứ có thể sử dụng với tuổi thọ lâu nhất, bạn có thể ngâm chúng từ 5 – 7h đồng hồ trong nước lạnh hoặc nước vo gạo trước khi sử dụng. Sau đó đun sôi chúng với nước muối pha loãng từ 5 – 10 phút để độ giãn nở của đất nung được tốt hơn nhé.
Nghề thủ công truyền thống ở hai nước Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là nghề gốm sứ có từ rất lâu đời. Từ buổi sơ khai, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, người dân đã chế tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống của mình. Theo tiến trình của lịch sử, cả hai nước đã vận dụng kĩ thuật sơ khai của nước mình kết hợp với tiếp thu những tiến bộ của nước ngoài để đưa ra những sản phẩm tinh túy hơn, chất lượng tốt hơn. Tuy cùng tiếp nhận ảnh hưởng kĩ thuật của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực, các nghệ nhân của hai nước đã tìm được con đường phát triển riêng phù hợp với đặc điểm của nước mình. Với quy trình sản xuất cũng như kĩ thuật khác nhau tạo ra các dòng sản phẩm khác biệt nhưng qua các sản phẩm gốm sứ Nhật – Việt vẫn cho thấy tâm hồn và lòng rung cảm cái đạo đẹp của hai dân tộc đời xưa rất gần gũi nhau. Góp phần tìm hiểu sâu thêm về đề tài gốm sứ Việt Nam và Nhật Bản, bài viết phân tích, so sánh một số đặc trưng cơ bản của gốm sứ hai nước.
1. Gốm sứ Nhật Bản và một số loại điển hình
1.1. Khái lược về gốm sứ Nhật Bản
Từ thời cổ đại với kĩ thuật thô sơ, những người thợ gốm trên quần đảo Nhật Bản đã cung cấp những sản phẩm tiện ích nhất cho nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ như chum, vại... Theo các kết quả nghiên cứu thì gốm đã xuất hiện tại Nhật Bản rất sớm, khoảng thiên niên kỷ thứ XIV trước công nguyên. Đồ gốm sơ kỳ ở Nhật Bản được gọi là gốm Jomon (thừng văn) vì đồ gốm thời kỳ này đều có trang trí hoa văn hình dây thừng cuốn. Người ta tạo ra sản phẩm bằng cách cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau để tạo hình, rồi vuốt phẳng bằng tay. Sau cùng mới trang trí hoa văn quấn thừng. Hình dáng phổ biến là dạng góc cạnh, đáy nhọn, có tay cầm hình đầu thú. Đến thời Yayoi, kĩ thuật canh tác lúa và những loại đồ gốm mới góp phần quan trọng trong cuộc sống, được dùng để đựng đồ, nấu nướng và ăn uống. Gốm thời kì này cũng được nung ở nhiệt độ thấp, không tráng men. Màu chủ đạo là màu đỏ sẫm, bên cạnh đó còn có màu đỏ nhạt.
Khi kĩ thuật gốm từ Triều Tiên du nhập vào Nhật, người Nhật biết đến sự tồn tại của bàn xoay. Chiếc bàn xoay thô sơ đầu tiên ra đời, gốm liền mảng đã từng bước thay thế cho việc cuộn vòng đất sét. Gốm Hajibe, hay còn gọi là đồ sành được tìm thấy chủ yếu trong các gò mộ lớn, đó là những tượng đất nung không tráng men.
Đồ gốm Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa vào thời Heian. Nhiều loại gốm men xanh nổi tiếng được du nhập vào thời này, song đồ gốm thời này không có nhiều tiến bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất đồ gia dụng. Khoảng giữa thế kỷ VIII, qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, những người làm đồ gốm Nhật Bản bắt đầu biết cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này có màu xanh lục đậm. Trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những người làm đồ gốm phát hiện ra kĩ thuật tráng men tro tự nhiên và áp dụng vào trong sản xuất.
Khi Trà đạo thịnh hành đã kéo theo đồ gốm phục vụ cho các nghi lễ trà cũng rất phát triển. Điển hình là đồ gốm Shino đã trở thành sản phẩm nổi tiếng cho vẻ đẹp giản dị với lớp men tráng dày, có vân rạn, hoa văn mộc mạc. Thời gian sau, nhiều loại gốm sứ mới ra đời như dòng gốm Raku, mang đậm ảnh hưởng của Trà đạo.
Cùng với sự phát triển tột bậc của kĩ thuật, bước tiến bộ vượt bậc của gốm sứ là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản(1).
Trong suốt thế kỉ XVII, việc buôn bán đồ sứ quan đã phát triển, cung cấp cho người Châu Âu giàu có những sản phẩm màu sắc và kì lạ để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ. Đồ sứ Nhật Bản lúc đầu được người Châu Âu tìm kiếm với mục đích để bù vào sự giảm sút về sản lượng đồ sứ Trung Quốc. Giữa thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII, đồ gốm sứ Trung Quốc lại lấn át, song nó đã để lại một di sản về kiểu dáng có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử thiết kế mẫu gốm sứ của người Châu Âu, thậm chí đã xuất hiện mốt trang trí nội thất kiểu Nhật Bản. Đồ sứ Nhật Bản đã hấp dẫn người Châu Âu bởi màu sắc, kĩ thuật gia công tỉ mỉ và công phu mà họ chưa từng thấy trước đây khi ngắm nhìn nó, đã để lại cho phương Tây một cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống Nhật Bản.(2)
1.2. Một số loại gốm sứ điển hình của Nhật Bản
a. Gốm sứ Arita: Tỉnh Arita là trung tâm sản xuất sứ đầu tiên và lớn nhất ở Nhật Bản. Thời kì này, sứ Arita chỉ là các sản phẩm thô sơ, nhưng sau đó, các trung tâm sản xuất sứ trắng ra đời đánh dấu một kỉ nguyên mới. Sản phẩm sứ Arita được xuất khẩu sang Châu Âu qua cảng biển Imari nên người phương Tây gọi chúng là đồ sứ Imari. Thời gian đầu các nghệ nhân chỉ chú trọng vào đồ sứ có nhuộm màu (sometuke). Cuối thế kỉ XVII, các sản phẩm trang trí bằng các hình ảnh có màu sắc khác nhau đã được sản xuất. Từ đó ở Arita có 3 dòng sứ lớn là Koimari (Imari cổ), Kakiemon (sứ sản xuất tại Kakiemon) và Nabeshima (sứ được sản xuất tại Nabeshima). Lúc này Trung Quốc (nhà Minh) đang loạn chiến nên Nhật Bản đã thay thế Trung Quốc đưa sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu. Sang thế kỉ XVIII (giữa thời Edo) cuộc sống của nhân dân ổn định, nhu cầu trong nước được nâng cao nên cái tên sứ Arita đã được biết đến rộng rãi. Gốm sứ Arita có những đặc trưng như sau:
- Sứ Imari sơ kì và Imari cổ: Giai đoạn đầu, sứ Imari nhận ảnh hưởng từ Triều Tiên nên phổ biến là các sản phẩm thô sơ. Thời gian sau nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, sứ Koimari đã ra đời. Các nghệ nhân đã sử dụng các họa tiết thiên về màu đỏ, nhưng sau đó đã tìm ra họa tiết riêng cho sản phẩm của mình. Dần dần có nhiều họa tiết khác như là màu vàng ánh kim, các sợi vàng được đưa vào trang trí trên các sản phẩm sứ và ngày càng được ưa chuộng. - Kakiemon: Thời gian đầu sứ Kakiemon cũng nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng sau đã đưa các họa tiết riêng mang đặc trưng Nhật Bản vào trong sản phẩm của mình. Mầu đặc trưng của dòng sứ này là mầu trắng sữa. Các nghệ nhân đã trộn 3 loại đá để tạo ra màu trắng đặc trưng này nên khi nhìn vào các họa tiết người ta vẫn có cảm giác ấm áp. Vì thế sản phẩm này khác hoàn toàn so với sứ trắng.
- Nabeshima: Mầu đặc trưng của sứ Nabeshima là đỏ, vàng, xanh lục và điều khác các sản phẩm khác là hay dùng các họa tiết hay hình ảnh chìm. Dòng sứ Nabeshima có 3 phương pháp chế tác truyền thống khác nhau là Ainabeshima, Sabinebashima và Rurinabeshima.
Đặc trưng của sứ Imari là kĩ thuật vẽ nhiều màu làm cho hình ảnh trên mặt sứ trắng cực kì sắc nét. Họa tiết của gốm sứ Arita có màu sắc đa dạng như đỏ, xanh, vàng thêu kim tuyến, hình hoa lá hay động vật. Sản phẩm này được đánh giá rất cao(3).
b. Gốm Mino: Gốm Mino có lịch sử khá lâu đời, cách đây khoảng 1300 năm được sản xuất tại tỉnh Gifu. Đầu tiên, kĩ thuật gốm Sue (một loại gốm không men) được du nhập từ Triều Tiên vào. Đầu thời Heian, một loại gốm có men gọi là Hakuji đã được nung trên cơ sở cải tiến kĩ thuật gốm Sue. Từ đó, nhiều loại gốm được sản xuất tại Nhật Bản. Từ thời Momoyama cho đến đầu thời Edo, cùng với sự phát triển của Trà đạo, nhiều sản phẩm theo ý tưởng độc đáo của các trà sư đã ra đời. Đặc trưng của gốm sứ Mino là tồn tại từ thời Muromachi đến thời Momoyama đã phát sinh ra 4 dòng sản xuất gốm nhỏ là: Kiseto, Setoguro, Shino và Oribe.
- Kiseto (seto vàng): sử dụng lớp men vàng bóng và các họa tiết như cỏ cây hoa lá được vẽ lên trên bề mặt của sản phẩm. - Setoguro: là tên gọi cho sản phẩm được tráng men sắt. Nung xong, các nghệ nhân sẽ đưa sản phẩm vào ngay nước lạnh để đạt được màu đen tự nhiên.
- Shino: Trước đây gốm Shino được biết đến với tư cách là sản phẩm tráng men trắng, hoa cỏ thiên nhiên là họa tiết chủ đạo. Gốm Shino có nhiều chủng loại, trong đó những loại không có họa tiết hoa trang trí thì được gọi là Muzishino (gốm trơn), còn sản phẩm có họa tiết trang trí được gọi là Eshino (gốm có họa tiết). Ngoài ra còn có các sản phẩm Nezumishino (shino xám bạc) và Akashino (Shino đỏ). - Oribe: Người ta biết đến gốm Oribe là loại gốm được tráng men xanh và được gọi là Aoioribe. Trên bề mặt sản phẩm một phần được tráng men xanh, phần còn lại được vẽ bằng mực có chứa thành phần ôxi sắt. Những sản phẩm được tráng hoàn toàn bằng men xanh được gọi là Souoribe. Ngoài ra, các nghệ nhân còn kết hợp 2 loại đất sét trắng và đất sét đỏ để tạo ra sản phẩm và nó được gọi là Narumioribe.(4)
2. Gốm sứ Việt Nam và một số loại điển hình
2.1. Khái lược về gốm sứ Việt Nam
Lịch sử đồ gốm Việt Nam đã bắt đầu từ những món đồ bằng đất sét trộn bột vỏ sò không tráng men, dùng khuôn bằng giỏ đan, màu nâu đậm hay nâu nhạt. Nét văn minh sơ khởi nhất của con người là chế tác ra đồ gốm, bởi vì không có chúng để nấu nướng, cất giữ, ăn uống thì nền văn minh không hình thành. Chính trong quá trình chế tác đồ gốm, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm sống và thể hiện trong các sản phẩm của mình tạo nên các nền văn hoá nổi bật như văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Ðông Sơn. Dù di tích còn lại rất ít, nhưng đồ gốm Việt Nam trong thời này đã cho thấy sắc thái của một nền văn hóa riêng biệt.
Thế kỉ XI, sau khi thoát khỏi sự đô hộ của Trung Hoa, những người thợ gốm ở miền bắc Việt Nam đã phát triển hàng hóa gốm sứ mang sắc thái dân tộc rõ nét. Từ thế kỉ XIII – XIV, khi đồ gốm Việt Nam bắt đầu cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu Trung Hoa trên thị trường quốc tế thì mới có ảnh hưởng từ việc du nhập thêm kỹ thuật và phong cách Trung Hoa. Sứ thanh lam Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao, đặc biệt trong khu vực Đông nam Á. Đồ gốm miền bắc Việt Nam trong thời kì này cũng cho thấy những nét ảnh hưởng của Hồi giáo, điển hình như những mâm khay lớn.
Hiện nay có rất nhiều làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó phải kể đến gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hòa (Đồng Nai). Sản phẩm gốm của Việt Nam cũng rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá...đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi. Họa tiết trên sản phẩm được gắn liền với những hình ảnh quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo trên lưng trâu, cây đa cổng làng, mái chùa, hồ sen…Hiện nay, sản phẩm gốm Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới và thương hiệu gốm Việt Nam cũng đã khẳng định được vị trí của mình.
2.2. Một số loại gốm sứ Việt Nam điển hình
a. Gốm Chu Đậu: Cuối thế kỉ XIV, là thời kì phát triển cao nhất của đồ gốm Việt Nam, với nhiều loại men và hoa văn độc đáo, loại đồ gốm mà ngày nay chúng ta được biết dưới tên “Ðồ gốm Chu Ðậu”. Tiếc thay, nền kĩ thuật và mĩ thuật này đã tàn lụi vào đầu thế kỉ XVII sau những trận chiến dữ dội thời Lê Mạc. Gốm Chu Ðậu được coi là gốm đạo, gốm bác học. Các sản phẩm gốm in đậm dấu ấn những giá trị nhân văn của Phật giáo, Nho giáo. Nhờ những hoa văn trang trí rất độc đáo, khiến cho gốm Chu Ðậu không thể lẫn với các loại gốm khác. Có thể thấy gốm Chu Đậu có những đặc trưng sau: - Về kĩ thuật tạo hình: Gốm Chu Ðậu được làm chủ yếu vuốt trên bàn xoay, một số khác được làm bằng khuôn in nên hình dáng các sản phẩm rất phong phú. Các sản phẩm của gốm Chu Ðậu hết sức phong phú về loại hình: nhiều nhất là các loại bát to, bát nhỏ, đĩa nhiều kích cỡ, chén, bình (thường gọi là bình Tỳ bà), lọ, tước uống rượu, bát ba chân, liễn, hộp sứ, lư hương... Ðiều đáng lưu ý là hầu hết sản phẩm bát, đĩa, lọ, bình đều có miệng loe ra phía ngoài, thân bầu bĩnh, một số bát có chân cao rất đặt trưng của đồ gốm cuối thời Trần đầu thời Lê.
- Về trang trí: Các họa tiết trên bình cổ thường là cây cỏ, hoa lá, chim muông, được cách điệu. Cũng có bình vẽ các nhân vật thần thoại, như Thánh Gióng, Thạch Sanh... Các nghệ nhân Chu Ðậu dùng các họa tiết truyền thống như: ngỗng ấp, hoa cúc dây, hoa đào nhưng nét thì mỗi người mỗi vẻ, các hoa văn, họa tiết luôn hài hòa với dáng gốm. Trong một nét vẽ đã có sắc độ, có đậm có nhạt, kể cả nét bệt bút và công bút đều phải có sắc độ.
- Về Men gốm: Men gốm Chu Ðậu rất phong phú như men ngọc, men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục(5).
b. Gốm sứ Bát Tràng
Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng, trong đó có một giả thuyết đáng được quan tâm là Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời hậu Lê, từ sự liên kết chặt chẽ giữa 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát như Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm với họ Nguyễn (Nguyễn Ninh Tràng) ở đất Minh Tràng. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng, tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Theo truyền thuyết và gia phả một số dòng họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm nằm dày đặc ở nhiều nơi trong vùng.
Nằm bên bờ sông Hồng, lại gần kinh thành, Bát Tràng có vị trí địa lí và điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển nghề thủ công này. Điều đặc biệt nhất có lẽ bởi vùng này được thiên nhiên phú cho nguồn đất sét trắng, vốn là thứ nguyên liệu tối quan trọng để sản xuất đồ gốm. Nghề gốm Bát Tràng đạt đến độ hưng thịnh ở thế kỉ XV khi được triều đình chọn để cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh và tiếp tục phát đạt ở thế kỉ XVI với những sản phẩm cao cấp đáp ứng đòi hỏi của tầng lớp quý tộc và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Gốm sứ Bát Tràng có phong cách riêng bởi sự nổi trội của 5 dòng men khác nhau là men nâu, men lam, men trắng ngà, men xanh rêu và men rạn. Đặc biệt, men xanh rêu kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một dòng "tam thái" rất riêng của gốm sứ truyền thống Bát Tràng. Chất liệu chính của sứ Bát Tràng là đất cao lanh có sức chịu nhiệt cao (13000C), và chính nhờ điều đó nên sản phẩm Bát Tràng rất bền và chắc.
Tuy đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã nhưng về cơ bản gốm Bát Tràng có thể chia thành hai nhóm chính: Đồ gốm gia dụng và đồ gốm mĩ nghệ. Dù là nhóm sản phẩm nào cũng đòi hỏi trình độ kĩ thuật và tay nghề rất cao. Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng thời gian đầu bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời
Gốm sứ nhật bản
Tags:
0 nhận xét: