Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Gốm nghệ thuật trong dòng chảy đương đại

Làm gốm ghệ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó tư duy sáng tạo của nghệ sĩ phải được hòa hợp cùng bàn tay khéo léo của nghệ nhân, cộng thêm sức khỏe bền bỉ của người thợ
 Giữa dòng chảy của nghệ thuật đương đại Việt Nam, gốm thường ít được biết tới rộng rãi,có lẽ vì sự nổi trội của các trào lưu khác như hội họa, điêu khắc, trình diễn, sắp đặt... Bản thân các nghệ sĩ cũng thường coi gốm chỉ như thú chơi, tiêu khiển mỗi lúc rảnh rỗi chứ ít đầu tư tâm huyết và thời gian. Không phải vô cớ mà cánh họa sĩ, nhiếp ảnh  vẫn thường xuống Phù Lãng, Bát Tràng với mục đích "nặn chơi vài cái bình".
Làm gốm nghệ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó tư duy sáng tạo của nghệ sĩ phải được hòa hợp cùng bàn tay khéo léo của nghệ nhân, công thêm sức khỏe bề bỉ của người thợ. Những kỹ thuật xoay, vuốt thoạt nhìn đơn giản, song khi bắt tay vào thực hiện mới cần sự rèn luyện lâu dài. Tạo hình cho gốm bằng các chi tiết nhỏ như hình rồng phượng, hoa lá đắp nổi, họa tiết vẽ chìm hoặc vẽ nổi trên men là điều các nghệ nhân dễ dàng thực hiện nhưng để đưa được ý tưởng hội họa kết hợp điêu khắc vào gốm thì chắc chắn đòi hỏi tư duy của nghệ sĩ, Theo đuổi niềm đam mê với gốm, cho tới nay trên đất Bắc không có nhiều người, và vì thế trong các triển lãm mỹ thuật, gốm thường ít xuất hiện và thu hút sự chú ý.
Vì nguyên nhân đó mà khi họa sĩ Nguyễn Tuấn trình làng các tác phẩm điêu khắc gốm trong năm 2013 tài Bảo tàng Mỹ thuật Việ Nam đã tạo nên dư luận mạnh mẽ trong giới phê bình và nghệ sĩ. Theo đuổi hình tượng Phật từ nhiều năm, chàng họa sĩ trẻ đã đưa ra một đường lối sáng tạo về gốm hoàn toàn khác với phương cách cổ điên, Đứng trước những pho tượng Phật nung bằng đất đỏ, người xem ngỡ ngàng nhận ra Phật đã được đồng hóa trong mọi chúng sinh đều bình đẳng. Với kỹ thuật nung lò hiện nay, việc dựng các tác phẩm cao trên 1m đã là điều rất khó, vậy mà sau nhiều năm, Nguyễn Tuấn đã tạo nên những pho tượng cao trên 1m, tượng cao nhất lên tới 2,5m, trong đó đặc biệt nhất là những Cây Phật. Đó đích thực là hình tượng của vũ trụ, thế giới tâm linh nảy sinh trong tư duy của người nghệ sĩ hiện hữu qua chất liệu đất nung giản dị.
Đó là gốm đất sét theo truyền thống của làng nghề Phù Lãng, còn với những nghệ sĩ trẻ theo đuổi dòng men như kiểu Bát Tràng thì cách thức tiết cận nghệ thuật có khác đi đôi chút. Trong nghề chơi gốm từ xưa vẫn lưu truyền câu "Nhất dáng, nhì men", bởi men phủ lên cốt gốm luôn tạo ra cảm xúc. Mỗi loại men tạo ra một hiệu ứng khác nhau, men thúy hồng, thúy lục tao ấn tượng sang trọng, men bạch dịch gợi về sự tinh tế đơn giản, men rạn là dấu ấn của thời gian... Khó nhất trong cuộc chơi gốm không phải là việc tao mầu men mà phối các thành phần và kỹ thuật khống chế lửa nhằm tạo cho tác phẩm độ chuyển mầu tinh tế, cũng giống như vẽ tranh, họa sĩ khi thả hồn lên mặt toan luôn muốn thể hiện ý tưởng của mình ở các cung bậc mầu và bố cục. Hốm khó hơn ở chỗ, đôi khi tạo hình phần thô rất đạt, song ngọn lửa trong lò luồn là ẩn số, ngay cả với các lò nung gà hiện đại, nhunwxggif mà ngọn lửa tác động vào phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Chí vì thế, giới làm gốm đôi khi gặp những mẻ lò hỏa biến, tức men bị thay đổi mầu sắc một cách lạ lùng, cũng đôi khi cả lò nung bị nứt, sập, rạn… Nghề chơi gốm vốn nhiều bất ngờ và càng tao nên chất kích thích cho những người đam mê.

Hiện nay, theo duổi sự sáng tạo của gốm có men, giới họa sĩ vẫn biết tới Vương Quân, chàng trai vừa tài hoa, vừa lập dị sống cách xa trung tâm Hà Nội. Lọ mọ suốt ngày với những kiểu dáng phá cách, anh tạo nên phong cách gốm hiện đại không giống bất kỳ dòng sản phẩm gốm thông thường nào. Cùng với họa sĩ Trịnh Vũ Hiếu là người cộng sự, Vương Quân rất chuộng đưa các họa tiết mới vào phong cách cổ điển của gốm. Đó là ngữn cập chân đèn khổng lồ kiểu đời Lý, tượng và bình lọ dáng đời Trần… món đồ nào cũng có nét phá cách, không nệ vào quy ước xưa. Trong chất men xanh ngọc, xanh lam rất có chiều sâu phủ lên cốt gốm, người xem nhìn thấy khí chất cổ xưa của những món đồ cổ, đông thời bắt gặp tình thần hiện đại ở cahcs thức phủ men. Là tác phẩm đơn chieeucs nên mỗi bình, lọ hoa, chân đèn, bát hương… của anh tạo ra đều được người sành gốm đón nhận với sự hào hứng. Cũng chính do quy mô hạn hẹp của xưởng và phải tự làm tất cả các công đoạn nên tốc độ sáng tạo gốm của anh khá chậm, nhưng điều này là tất yếu với những nghệ sĩ đã dấn thân vào con đường khó khăn này.
Chơi gốm rất khó, nhưng cũng như các bộ môn sáng tạo khác, càng đi sâu vào càng thấy say mê, Những nghệ sĩ gốm trẻ Hà Nội đang âm thầm đi theo con đường riêng của mình, ở đó họ tìm thấy niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, rồi sáng tạo cho đời những tác phẩm rất có hồn.
Previous Post
Next Post

About Author

0 nhận xét: