Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Check in sống ảo cùng đồi chè Tâm Châu Bảo Lộc

Check in sống ảo cùng đồi chè Tâm Châu Bảo Lộc

 

Thành Phố Bảo Lộc được mệnh danh là “thành phố trà” bởi vì nơi đây có một đồi chè có tên là Tâm Châu. Đồi chè này sở hữu diện tích lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, vượt xa đồi chè cầu đất của Đà Lạt. Đi du lịch Bảo Lộc, du khách không thể không đến tham quan nơi đây với nhiều lý do. Nơi đây có thể dạo chơi, hít thở không khí trong lành, mát rượi và đặc biệt check in chụp hình cực đã.

Nếu như trong tâm trí của các du khách gần xa chỉ có một Đà Lạt mát rượi, trong lành thì đó thực sự là một sai lầm. Đâu đó không quá xa với Đà Lạt vẫn còn có một thành phố mù hơi sương không thua kém, đó chính là Bảo Lộc. Thiên nhiên ưu ái cho nơi đây khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiệt đô trung bình 15 độ c. Không quá lạnh không quá nóng như những thành phố khác, nơi đây chắc hẵn là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời. Một khi du khách đến với Bảo Lộc sẽ bị một lực vô hình hút đến một nơi cực kỳ hấp dẫn. Địa điểm du lịch ấy chính là đồi chè Tâm Châu, nơi mà du khách chỉ muốn ở mãi chẳng muốn rời đi.

Đồi chè Tâm Châu, điểm du lịch check in nổi tiếng của Bảo Lộc

Sự hấp dẫn của đồi chè Tâm Châu

Đồi chè Tâm Châu không biết có tự khi nào? nó đã được hình thành từ rất lâu rồi. Mặc dù nó không được nổi tiếng như đồi chè Cầu Đất Đà Lạt. Nhưng nơi đây có sự hấp dẫn và quyến rủ du khách rất riêng. Còn gì tuyệt vời hơn khi đón bình minh ở nơi này. Khi ấy những hạt sương mai còn đọng trên những lá chè, những tia nắng yêu ớt xuyết suốt qua.. Lúc này du khách hãy rảo bước trên con đường đầy đất đỏ ngắm nhìn những thảm hoa vàng nở rộ giữa bạt ngàn xanh của lá chè. Ngừng lại một chút để cảm nhận không gian được tốt hơn, khẻ rót một tách chè nhâm nhi. Không gì tuyệt vời hơn khi du khách húp một ngụm chè nóng trong không khí se se lạnh nơi này.

Đồi chè Tâm Châu du khách có thể ngắm những đồi chè xanh ngát, nằm gọn dưới vòm trời. Không khí trong lành hít thở dạo chơi, tham quan nông trường sản xuất. Nơi đây trồng rất nhiều giống chè quý, những nổi bật nhất vẩn là chè Ô Long. Du khách có thể tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất chè Ô Long ở đây vô cùng cẩn thận.

Đồi chè Tâm Châu, điểm du lịch check in nổi tiếng của Bảo Lộc

Nên đi du lịch ở đây vào thời điểm nào?

Khí hậu Bảo Lộc mát mẻ quanh năm, lúc nào củng thơ mộng quyến rủ các cặp tình nhân không thua gì Đà Lạt. Du khách có thể ghé thăm nơi này bất cứ mùa nào trong năm. Nhưng đẹp nhất nên đi từ tháng 12 – tháng 4, vì lúc này Bảo Lộc không có mưa. Du khách tha hồ khám phá du lịch, tham quan hoặc nghỉ ngơi tịnh dưỡng.

Đồi chè Tâm Châu, điểm du lịch check in nổi tiếng của Bảo Lộc

Đồi chè Tâm Châu nằm ở đâu?

Đồi chè Tâm Châu cách Đà Lạt 120km, thuộc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu nơi đây quanh năm dịu mát và có bốn nông trường sản xuất chè. Xung quanh khu vực được bao phủ là đồi núi và bát ngát rừng chè xanh tươi.

Đồi chè Tâm Châu, điểm du lịch check in nổi tiếng của Bảo Lộc

Đường đi và phương tiện đến đồi chè Tâm Châu

Vì khoảng cách với Sài Gòn không quá xa, chỉ gần 200km. Nên phương tiện đến đây chỉ là xe khách, hoặc phượt ô tô riêng xe máy.

Xe máy, ô tô:

  • Với xe ô tô, du khách đi theo con đường xa lộ hà nội, đến phà cát lái rẻ vào cao tốc. Đi đến đoạn ra khỏi cao tốc di chuyển đến ngã ba dầu giây, quẹo phải vào quốc lộ 20. Tiếp tục đi thẳng đến chân đèo Bảo Lộc. Qua đèo là đến thành phố Bảo Lộc rồi nha. Với xe máy hành trình sẽ khác đi một chút, vì xe máy không vào được cao tốc. Ở xa lộ hà nội đi thẳng đến ngã ba Vũng Tàu, rẻ phải đi về hướng Trảng Bom Đồng Nai. Đến ngã ba dầu giâu quẹo trái. Đi thẳng đến đèo Bảo Lộc rồi qua đèo. Lưu ý cho du khách phượt xe máy, quốc lộ 20 đường nhỏ, xe khách hay ra vào thường xuyên, nên du khách lưu thông chú ý cẩn thận tai nạn.

Xe khách:

  • Ở các tỉnh đều có xe di chuyển về thành phố Bảo Lộc, bạn nên đến bắt xe và đi. Từ bến Sài Gòn di chuyển đến đây hành trình mất hơn 4 giờ đồng hồ. Có nhiều nhà xe để lựa chọn như: Thành Bưởi, Mai Linh, Phương Trang.. Chi phí một lượt tầm khoảng 150.000 đồng – 230.000 đồng.

Đến Bảo Lộc rồi để di chuyển đến đồi chè Tâm Châu, du khách chạy theo hướng về khu du lịch sinh thái Dambri. Đến khu vực ngã năm sẽ thấy cổng chào thôn văn hóa 4. Đi theo hướng đó hơn 900m nữa là đến nơi. Đường đi đến đây quanh co khúc khỉu nên du khách cần lưu ý cẩn thận nhé.

Đồi chè Tâm Châu, điểm du lịch check in nổi tiếng của Bảo Lộc

Chổ ở nghỉ ngơi tại Bảo Lộc

Ở Bảo Lộc có rất nhiều nhà nghỉ khách sạn giá bình dân, tiêu chuẩn 1 sao 2 sao. Giá trung bình thuê phòng ở đây từ 150.000 đồng – 300.000 đồng. Khuyến khích du khách thuê phòng gần khu vực bờ hồ đển còn tham quan nội thành Bảo Lộc. Một số khách sạn tham khảo thêm:

  • Khách sạn Minh Nhung – 27 Hồng Bàng – Điện thoại: 0263 3864 236
  • Nhà nghỉ Hoàng Long – 288/3 Trần Phú – Điện thoại: 0263 3860 730.
  • Nhà nghỉ Ngọc Kim – 461 Trần Phú – Điện thoại: 0263 3864 334.
Đồi chè Tâm Châu, điểm du lịch check in nổi tiếng của Bảo Lộc


Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Khu du lịch sinh thái thác suối reo

Khu du lịch sinh thái thác suối reo

Thác Suối Reo tọa lạc tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, nằm cách Quốc lộ 20 khoảng 3km theo đường Đức Huy-Thanh Bình đi vào. Khu vực thác có diện tích hơn 100 ha, đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt.

Thác Suối Reo uốn lượn quanh co theo địa hình rồi đổ thành thác (cao khoảng 10m) và chảy tiếp vào lòng hồ Trị An. Bao quanh suối có hệ thống suối dày đặc; tiếp giáp với khu quy hoạch rừng phòng hộ, vùng chuyên canh rau-hoa-cây cảnh Đồi Cô Tin (có diện tích khoảng 20 ha), trồng cây lâu năm; có tuyến đường Gia Tân 1-Gia Kiệm (quy hoạch lòng đường rộng 15m); có đường điện 110 KV đi qua, rất thích hợp để xây dựng khu du lịch sinh thái, khu du lịch xanh gắn liền vườn cây ăn trái với thác, đồi, thung lũng và vùng hồ Trị An.
Thác Suối Reo nằm trên địa bàn xã thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc, mang đặc trưng chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và không có mưa. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ Ấn Độ Dương thuộc không khí xích đạo và nhiệt đới, có đặc tính nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 250C – 260C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 34,50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,50C.
Khu vực thác Suối Reo thông ra hồ Trị An là hồ nước ngọt rộng lớn, có nhiều đảo tạo phong cảnh đặc trưng với không khí trong lành, là nơi sinh sống của nhiều loài thủy hải sản đặc trưng (cá Hoàng Đế, tép Trị An, cá Bống Tượng...); thiên nhiên hoang sơ, nhưng lại nằm gần Quốc lộ 20 có đường giao thông thuận tiện và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, nơi mà thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu du lịch sinh thái đã hình thành và ngày càng phát triển; nằm cạnh khu hành hương Núi Cúi - một trong những khu hành hương lớn của miền Nam đang được xây dựng...
Với vị trí địa lý, lịch sử và điều kiện tự nhiên hiện có của khu vực thác Suối Reo là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển du lịch sinh thái như: Xây dựng khu Resort, ăn nghỉ, với hệ thống nhà nghỉ, biệt thự cao cấp, biệt thự sinh thái được bố trí hai bên sườn đồi và đan xen trong thung lũng, sẽ tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên của đồi và thung lũng, làm hài hòa không gian mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
Khu thể thao vui chơi giải trí, có thể bố trí thành 2 khu vực chính: Khu vui chơi trên cạn và khu vui chơi dưới nước với nhiều loại hình trò chơi phong phú: tennis, cầu lông, leo đồi, dù lượn, tàu trượt, cáp treo, đi xe đạp, câu cá giải trí...
Đồng thời, Khu du lịch thác Suối Reo có thể kết nối với các tuyến du lịch trong và ngoài huyện: Tuyến du lịch các đảo trên hồ Trị An; tuyến du lịch làng cá bè La Ngà: tuyến xem te cá cơm hồ Trị An về đêm; tuyến du lịch tâm linh đến Trung tâm hành hương Đức mẹ Núi Cúi vừa được khởi công xây dựng, nằm cạnh khu sinh thái thác Suối Reo; tuyến du lịch vườn cây ăn trái; tuyến du lịch đến đảo Cao Minh.
Ngoài ra, khi hình thành khu du lịch sinh thái, Suối Reo sẽ là điểm dừng chân tham quan và thu hút các hãng lữ hành đưa khách từ TP.HCM lên tuyến Đà Lạt - Lâm Đồng, hoặc tuyến Lâm Đồng về Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh…
Có thể nói Khu vực thác Suối Reo là điểm lý tưởng để đầu tư xây dựng khu du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Với tiềm năng và lợi thế của thác Suối Reo nếu được đầu tư xây dựng, thì sẽ trở thành khu đô thị sinh thái, vui chơi, nghỉ dưỡng hoàn chỉnh đầu tiên của huyện Thống Nhất, góp phần phát triển du lịch địa phương và kết hợp với các tour TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết, Bình Thuận, Lâm Đồng...để đưa du khách đến khám phá những thắng cảnh của huyện Thống Nhất - Đồng Nai

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Nông dân các làng hoa phấn khởi vì đắt hàng

Mặc dù còn hơn tuần nữa mới vào thời gian bày bán hoa kiểng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong Tết Nguyên đán, nhưng hiện tại thị trường mua bán hoa 

Tết ở làng hoa mê linh Vĩnh Phúc đã rất nhộn nhịp.
Điều phấn khởi với người trồng hoa ở làng hoa mê linh là các thương lái từ các tỉnh khác và Tp. Hồ Chí Minh đã đến đặt mua hoa với giá cao hơn năm trước từ 10.000 - 20.000 đồng/chậu.

Ông Lê Văn Hải, người chuyên trồng hoa ở làng nghề Vĩnh Yên cho biết, năm nay các loại hoa đều được thương lái đến tận nơi mua giá khá cao, như: cúc 45.000 đồng/chậu, cúc mâm xôi 70.000 – 75.000 đồng/chậu, cúc tiger 50.000 đồng/chậu, hồng 50.000 đồng/chậu…Với giá hoa này, bình quân trồng 1.000 chậu hoa, người trồng lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng.

Bà Trần Thị Nhung, ở làng nghề trồng hoa Vĩnh Hưng cho biết thêm, những năm gần đây người trồng hoa ở hai làng nghề địa phương đã áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, trồng đa dạng hơn các loài hoa và thay đổi các giống hoa nhập ngoại đẹp để phục vụ nhu cầu của người dân.

Cũng theo bà Nhung, năm nay tuy thời tiết đầu vụ trồng hoa Tết không được thuận lợi do mưa bão, nhưng đến giai đoạn chuẩn bị ra hoa trời nắng tốt, nên hoa năm nay rất đẹp.

Ông Lê Văn Mạnh, Bí thư Đảng ủy xã Long Đức cho hay, hai làng nghề trồng hoa trên địa bàn xã có hơn 120 hộ chuyên nghề trồng hoa trên 60 năm. Bình quân mỗi năm, hai làng nghề trồng hoa trong xã cung ứng khoảng 300.000 chậu hoa Tết các loại, đạt mức tổng thu nhập khoảng 15 - 17 tỷ đồng.

Hiện tại, UBND thành phố Trà Vinh đã chỉ đạo UBND phường 1, phường 3, phường 4, sắp xếp bố trí xong mặt bằng, với khoảng hơn 260 lô bán hoa Tết cho những hộ trồng hoa ở 2 làng nghề và những hộ chuyên trồng hoa trong thành phố.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Gốm sứ nhật bản

 Gốm là một loại vật dụng, trong xây dựng công trình, dinh thự và ngay cả máng nước, vật gia dụng... đã hơn 25.000 năm, từ sau khi con người phát minh ra lửa và rời hang núi hốc đá, cất nhà ở để định cư. Người ta đề cập đến 2 cách thức làm gốm là gốm cổ điển và gốm không nung.

  

Đồ gốm sứ cao cấp của Việt Nam cũng nhiều nhưng mẫu mã không độc đáo, thường sản xuất hàng loạt. Hàng Trung Quốc thì quả rẻ, chất lượng men không tốt... Riêng đồ gốm Nhật, mỗi cái một họa tiết, men tốt, kiểu dáng lại phong phú đa dạng


Hàng trăm năm qua, gốm sứ Nhật Bản luôn là một trong những vật phẩm quý hiếm được giới sưu tập và người sành điệu ưa chuộng bởi kiểu dáng và màu sắc sang trọng, thanh lịch với những nét hoa văn trang trí tinh tế, quý phái mang giá trị thẩm mỹ cao. 

  Cao cấp, sang trọng, tinh tế và tuyệt đẹp là những mỹ từ mà bất cứ ai cũng phải thốt lên khi được chiêm ngưỡng những sản phẩm sứ gia dụng cao cấp nổi tiếng Nhật Bản và Thế giới - Sứ gia dụng Noritake. Ra đời năm 1904 tại làng Noritake - một ngôi làng cổ kính thuộc thành phố Nagoya (Nhật Bản), tiền thân của thương hiệu Noritake thịnh vượng hôm nay là một công ty chuyên xuất khẩu đồ gốm sứ, đồ cổ, quà tặng từ Nhật Bản sang thị trường Mỹ. Nhận thấy tiềm năng về nhu cầu sử dụng những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao ngày càng tăng tại Mỹ, những người sáng lập công ty đã nung nấu ý tưởng cho ra đời những dòng sản phẩm sứ sang trọng, cao cấp chuyên dành phục vụ cho giới thượng lưu. Ý tưởng đột phá đó đã đặt những viên gạch hồng đầu tiên xây nên tên tuổi của Noritake hôm nay bởi ngay khi đó những sản phẩm sứ dùng trong bữa ăn mang phong cách hiện đại và rất cao cấp này đã được giới thượng lưu Mỹ nhiệt liệt chào đón. 

  Hàng sứ gia dụng Noritake có ưu điểm là mỏng nhẹ, nước men bóng mịn, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, đặc sắc trong phong cách và tinh tế đến từng chi tiết. Mỗi sản phẩm của Noritake từ những bộ bát đĩa, cốc tách, bình hoa, cho đến các vật lưu niệm hay đồ bài trí… không chỉ thể hiện tài hoa và gu thẩm mỹ tinh tế của người nghệ nhân mà trên tất cả đó là những cảm xúc thăng hoa được thổi vào hồn sứ với khát vọng vươn tới đỉnh cao của sự hoàn mỹ. 

  Tại Việt Nam, trước năm 1975 sứ Noritake đã hiện diện trang trọng trong những chiếc tủ trưng bày đồ mỹ nghệ cao cấp hay trong những gia đình thuộc giới thượng lưu Sài Gòn. Trong hành lý về nước của các quân nhân Mỹ dường như không thể thiếu bộ đồ ăn bằng sứ Noritake nổi tiếng. Ngày nay, Noritake được biết đến như là một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Nhật Bản và thế giới về sản phẩm sứ gia dụng. Sản phẩm của Noritake hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, được sử dụng trong các phòng VIP của các khách sạn sang trọng, nhà hàng cao cấp, trên khoang hạng nhất của các hãng hàng không lớn. Hơn 100 năm qua, hàng triệu triệu sản phẩm tinh xảo của Noritake đã trở nên thân thuộc với hàng triệu gia đình trên toàn thế giới và trở thành một thương hiệu nổi tiếng quốc tế về sứ gia dụng. 

  Nhưng ngược lại với sự teo tóp của gốm sứ truyền thống Việt (những làng gốm cổ truyền danh tiếng giờ chỉ còn cái tên như Thổ Hà, Phù Lãng), từ những dấu vết làng gốm cổ được tìm thấy ở Nhật có niên đại hơn 10 ngàn năm trước CN, nghề làm gốm sứ Nhật đã trở thành nghệ thuật khi nó là một phần của nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật trà đạo và nghệ thuật ẩm thực ở đất nước này. Ở Nhật hiện có những thành phố, thị trấn được mệnh danh là “thành phố gốm sứ”, là nơi bạn có thể thấy qui trình làm gốm truyền thống vẫn được gìn giữ và phát triển như thế nào, có thể đăng ký theo học những khoá làm gốm truyền thống tại đây. Đó là các “Pottery towns” Mashiko, Tokoname, Kanazawa, Mino, Seto, Echizen, Shigaraki, Hagi, Bizen, Arita và cố đô Kyoto. Một trong những nơi “nhặt nhạnh” điên cuồng cho những kẻ yêu văn hoá Nhật và gốm sứ Nhật là các lễ hội gốm sứ được tổ chức khá thường xuyên tại các “thành phố gốm sứ” nói trên. Như đã từng kể trong bài Phải đến Nhật để biết… mùa hè, tôi đã từng để lỡ một trong những lễ hội gốm sứ lớn nhất trong năm được tổ chức vào trung tuần tháng 8 ở Kyoto. Vì vậy, khi quay trở lại cố đố vào tháng 10 năm ngoái, một trong những nơi “phải đến” chính là Kiyomizu-yaki Danchi Pottery Festival, tổ chức trong 3 ngày, từ 17 đến 19/10, ở Yamashina, một làng gốm truyền thống cách Kyoto không xa (từ ga Kyoto có shuttle bus chạy tới đây cứ 15 phút/chuyến). Có cả ngàn gian hàng bày ngoài trời, và có hàng trăm gian hàng trong nhà, thậm chí, bạn có thể xem và mua đồ ngay tại lò, y như ở làng Bát Tràng vậy. Tất cả đều là các tác phẩm gốm sứ đương đại. Để có thể xem, ngắm nghía hết các gian hàng tại đây, chắc chắn phải đi dạo đủ cả 3 ngày lễ hội! Đặc biệt, gian hàng nào cũng mang phong cách riêng của chủ nhân, cũng chính là hoạ sĩ làm gốm. Có những món đồ chỉ 100-200 yên (chừng 20.000 đồng), nhưng cũng có những món đồ hàng trăm ngàn yên. Đi lễ hội vào ngày cuối thì được giảm giá “khủng”, 50-60% là chuyện thường, có gian hàng thậm chí giảm tới 80%. 

  Đồ gia dụng Nhật bằng chất liệu gốm, sứ đang cực kỳ HOT và được nhiều bà nội trợ săn đón. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua để có thể sở hữu được những sản phẩm chất lượng nhất. 

  Hiểu thêm về đồ gia dụng Nhật Bản bằng chất liệu gốm, sứ Nhật Bản vốn là một trong những đất nước có truyền thống trong việc phát triển nền văn hóa gốm sứ, đặc biệt là đồ dùng gia dụng. 

  Từ những chiếc bát nhỏ, chén sứ, tách uống trà… nếu đã được làm bằng chất liệu gốm, sứ thì chắc chắn chúng rất tinh tế. Từ trong những họa tiết hoa văn tinh xảo nhất, đồ gia dụng Nhật Bản bằng gốm, sứ đều được ưu chuộng bởi yếu tố chất lượng, an toàn luôn được đảm bảo và đặc biệt hơn nữa là hình dáng của những thiết kế này luôn đảm bảo được những yêu cầu khắt khe nhất của người tiêu dùng. [​IMG]​ Gốm sứ Nhật Bản được làm từ nguyên liệu chính là đất sét nung. Chất liệu và tỷ lệ % của chúng khác nhau tùy thuộc vào tính chất cần thiết của từng sản phẩm và thậm chí là cả con mắt và tay nghề của người thợ. 

  Trên thực tế thì hầu hết những sản phẩm được làm bằng gốm có tuổi thọ và chất lượng kém hơn sứ bởi nhiệt độ nung của gốm chỉ đạt từ 800 – 1.200 độ C. Trong khi đó, những sản phẩm bằng sứ lại được nung đến tận 1.300 độ C. 

  Mẹo giúp mẹ chọn mua đồ gốm, sứ chuẩn Những dòng sản phẩm gốm, sứ thuộc dòng đồ gia dụng Nhật Bản thường được đánh giá cao nên chúng dễ dàng bị làm nhái, làm giả. Chính vì thế, mẹ cần phải nắm được một số những mẹo vô cùng nhỏ nhưng có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình chọn mua đấy nhé. 

  Ít mẹ biết, phần trôn của sản phẩm có lớp tráng men không được khít thì đấy đúng là đồ sứ chuẩn đấy nhé. Mẹ có thể dùng một chiếc đũa gõ nhẹ lên thành sản phẩm, nếu có tiêng ngân vang kéo dài thì đấy đúng là hàng chuẩn. Lớp tráng men của đồ sứ thường bóng láng và đều màu hơn đồ gốm nên chúng toát lên vẻ thanh thoát, tinh tế hơn. Vô tình làm vở một sản phẩm bằng sứ, bạn có thể quan sát phần ruột bên trong của sản phẩm này. Màu ruột của đồ sứ chuẩn đồ gia dụng Nhật Bản sẽ có màu đồng bộ với bề mặt bên ngoài. Với đồ gốm thì không. Lớp bề mặt ngoài của đồ gốm thường bóng loáng hơn phần ruột bên trong. Tất nhiên, đây chỉ là “note” thêm một kiến thức chứ thực tế thì không nên dùng cách này để… kiểm tra nhé. Nếu là đồ gốm, sứ chuẩn thì bề mặt của sản phẩm luôn được tráng lớp men bóng loáng, láng mịn và không hề có vết sần của nứt, rạn hay sạn, cát còn vương lại. 

  Để đồ gia dụng Nhật Bản được làm bằng gốm, sứ có thể sử dụng với tuổi thọ lâu nhất, bạn có thể ngâm chúng từ 5 – 7h đồng hồ trong nước lạnh hoặc nước vo gạo trước khi sử dụng. Sau đó đun sôi chúng với nước muối pha loãng từ 5 – 10 phút để độ giãn nở của đất nung được tốt hơn nhé. 

  Nghề thủ công truyền thống ở hai nước Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là nghề gốm sứ có từ rất lâu đời. Từ buổi sơ khai, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, người dân đã chế tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống của mình. Theo tiến trình của lịch sử, cả hai nước đã vận dụng kĩ thuật sơ khai của nước mình kết hợp với tiếp thu những tiến bộ của nước ngoài để đưa ra những sản phẩm tinh túy hơn, chất lượng tốt hơn. Tuy cùng tiếp nhận ảnh hưởng kĩ thuật của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực, các nghệ nhân của hai nước đã tìm được con đường phát triển riêng phù hợp với đặc điểm của nước mình. Với quy trình sản xuất cũng như kĩ thuật khác nhau tạo ra các dòng sản phẩm khác biệt nhưng qua các sản phẩm gốm sứ Nhật – Việt vẫn cho thấy tâm hồn và lòng rung cảm cái đạo đẹp của hai dân tộc đời xưa rất gần gũi nhau. Góp phần tìm hiểu sâu thêm về đề tài gốm sứ Việt Nam và Nhật Bản, bài viết phân tích, so sánh một số đặc trưng cơ bản của gốm sứ hai nước.

  1. Gốm sứ Nhật Bản và một số loại điển hình

  1.1. Khái lược về gốm sứ Nhật Bản

  Từ thời cổ đại với kĩ thuật thô sơ, những người thợ gốm trên quần đảo Nhật Bản đã cung cấp những sản phẩm tiện ích nhất cho nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ như chum, vại... Theo các kết quả nghiên cứu thì gốm đã xuất hiện tại Nhật Bản rất sớm, khoảng thiên niên kỷ thứ XIV trước công nguyên. Đồ gốm sơ kỳ ở Nhật Bản được gọi là gốm Jomon (thừng văn) vì đồ gốm thời kỳ này đều có trang trí hoa văn hình dây thừng cuốn. Người ta tạo ra sản phẩm bằng cách cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau để tạo hình, rồi vuốt phẳng bằng tay. Sau cùng mới trang trí hoa văn quấn thừng. Hình dáng phổ biến là dạng góc cạnh, đáy nhọn, có tay cầm hình đầu thú. Đến thời Yayoi, kĩ thuật canh tác lúa và những loại đồ gốm mới góp phần quan trọng trong cuộc sống, được dùng để đựng đồ, nấu nướng và ăn uống. Gốm thời kì này cũng được nung ở nhiệt độ thấp, không tráng men. Màu chủ đạo là màu đỏ sẫm, bên cạnh đó còn có màu đỏ nhạt.

  Khi kĩ thuật gốm từ Triều Tiên du nhập vào Nhật, người Nhật biết đến sự tồn tại của bàn xoay. Chiếc bàn xoay thô sơ đầu tiên ra đời, gốm liền mảng đã từng bước thay thế cho việc cuộn vòng đất sét. Gốm Hajibe, hay còn gọi là đồ sành được tìm thấy chủ yếu trong các gò mộ lớn, đó là những tượng đất nung không tráng men.

  Đồ gốm Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa vào thời Heian. Nhiều loại gốm men xanh nổi tiếng được du nhập vào thời này, song đồ gốm thời này không có nhiều tiến bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất đồ gia dụng. Khoảng giữa thế kỷ VIII, qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, những người làm đồ gốm Nhật Bản bắt đầu biết cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này có màu xanh lục đậm. Trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những người làm đồ gốm phát hiện ra kĩ thuật tráng men tro tự nhiên và áp dụng vào trong sản xuất.

  Khi Trà đạo thịnh hành đã kéo theo đồ gốm phục vụ cho các nghi lễ trà cũng rất phát triển. Điển hình là đồ gốm Shino đã trở thành sản phẩm nổi tiếng cho vẻ đẹp giản dị với lớp men tráng dày, có vân rạn, hoa văn mộc mạc. Thời gian sau, nhiều loại gốm sứ mới ra đời như dòng gốm Raku, mang đậm ảnh hưởng của Trà đạo.

  Cùng với sự phát triển tột bậc của kĩ thuật, bước tiến bộ vượt bậc của gốm sứ là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản(1).

  Trong suốt thế kỉ XVII, việc buôn bán đồ sứ quan đã phát triển, cung cấp cho người Châu Âu giàu có những sản phẩm màu sắc và kì lạ để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ. Đồ sứ Nhật Bản lúc đầu được người Châu Âu tìm kiếm với mục đích để bù vào sự giảm sút về sản lượng đồ sứ Trung Quốc. Giữa thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII, đồ gốm sứ Trung Quốc lại lấn át, song nó đã để lại một di sản về kiểu dáng có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử thiết kế mẫu gốm sứ của người Châu Âu, thậm chí đã xuất hiện mốt trang trí nội thất kiểu Nhật Bản. Đồ sứ Nhật Bản đã hấp dẫn người Châu Âu bởi màu sắc, kĩ thuật gia công tỉ mỉ và công phu mà họ chưa từng thấy trước đây khi ngắm nhìn nó, đã để lại cho phương Tây một cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống Nhật Bản.(2)

  1.2. Một số loại gốm sứ điển hình của Nhật Bản 

  a. Gốm sứ Arita: Tỉnh Arita là trung tâm sản xuất sứ đầu tiên và lớn nhất ở Nhật Bản. Thời kì này, sứ Arita chỉ là các sản phẩm thô sơ, nhưng sau đó, các trung tâm sản xuất sứ trắng ra đời đánh dấu một kỉ nguyên mới. Sản phẩm sứ Arita được xuất khẩu sang Châu Âu qua cảng biển Imari nên người phương Tây gọi chúng là đồ sứ Imari. Thời gian đầu các nghệ nhân chỉ chú trọng vào đồ sứ có nhuộm màu (sometuke). Cuối thế kỉ XVII, các sản phẩm trang trí bằng các hình ảnh có màu sắc khác nhau đã được sản xuất. Từ đó ở Arita có 3 dòng sứ lớn là Koimari (Imari cổ), Kakiemon (sứ sản xuất tại Kakiemon) và Nabeshima (sứ được sản xuất tại Nabeshima). Lúc này Trung Quốc (nhà Minh) đang loạn chiến nên Nhật Bản đã thay thế Trung Quốc đưa sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu. Sang thế kỉ XVIII (giữa thời Edo) cuộc sống của nhân dân ổn định, nhu cầu trong nước được nâng cao nên cái tên sứ Arita đã được biết đến rộng rãi. Gốm sứ Arita có những đặc trưng như sau: 

  - Sứ Imari sơ kì và Imari cổ: Giai đoạn đầu, sứ Imari nhận ảnh hưởng từ Triều Tiên nên phổ biến là các sản phẩm thô sơ. Thời gian sau nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, sứ Koimari đã ra đời. Các nghệ nhân đã sử dụng các họa tiết thiên về màu đỏ, nhưng sau đó đã tìm ra họa tiết riêng cho sản phẩm của mình. Dần dần có nhiều họa tiết khác như là màu vàng ánh kim, các sợi vàng được đưa vào trang trí trên các sản phẩm sứ và ngày càng được ưa chuộng. - Kakiemon: Thời gian đầu sứ Kakiemon cũng nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng sau đã đưa các họa tiết riêng mang đặc trưng Nhật Bản vào trong sản phẩm của mình. Mầu đặc trưng của dòng sứ này là mầu trắng sữa. Các nghệ nhân đã trộn 3 loại đá để tạo ra màu trắng đặc trưng này nên khi nhìn vào các họa tiết người ta vẫn có cảm giác ấm áp. Vì thế sản phẩm này khác hoàn toàn so với sứ trắng. 

  - Nabeshima: Mầu đặc trưng của sứ Nabeshima là đỏ, vàng, xanh lục và điều khác các sản phẩm khác là hay dùng các họa tiết hay hình ảnh chìm. Dòng sứ Nabeshima có 3 phương pháp chế tác truyền thống khác nhau là Ainabeshima, Sabinebashima và Rurinabeshima. 

  Đặc trưng của sứ Imari là kĩ thuật vẽ nhiều màu làm cho hình ảnh trên mặt sứ trắng cực kì sắc nét. Họa tiết của gốm sứ Arita có màu sắc đa dạng như đỏ, xanh, vàng thêu kim tuyến, hình hoa lá hay động vật. Sản phẩm này được đánh giá rất cao(3). 

  b. Gốm Mino: Gốm Mino có lịch sử khá lâu đời, cách đây khoảng 1300 năm được sản xuất tại tỉnh Gifu. Đầu tiên, kĩ thuật gốm Sue (một loại gốm không men) được du nhập từ Triều Tiên vào. Đầu thời Heian, một loại gốm có men gọi là Hakuji đã được nung trên cơ sở cải tiến kĩ thuật gốm Sue. Từ đó, nhiều loại gốm được sản xuất tại Nhật Bản. Từ thời Momoyama cho đến đầu thời Edo, cùng với sự phát triển của Trà đạo, nhiều sản phẩm theo ý tưởng độc đáo của các trà sư đã ra đời. Đặc trưng của gốm sứ Mino là tồn tại từ thời Muromachi đến thời Momoyama đã phát sinh ra 4 dòng sản xuất gốm nhỏ là: Kiseto, Setoguro, Shino và Oribe. 

  - Kiseto (seto vàng): sử dụng lớp men vàng bóng và các họa tiết như cỏ cây hoa lá được vẽ lên trên bề mặt của sản phẩm. - Setoguro: là tên gọi cho sản phẩm được tráng men sắt. Nung xong, các nghệ nhân sẽ đưa sản phẩm vào ngay nước lạnh để đạt được màu đen tự nhiên. 

  - Shino: Trước đây gốm Shino được biết đến với tư cách là sản phẩm tráng men trắng, hoa cỏ thiên nhiên là họa tiết chủ đạo. Gốm Shino có nhiều chủng loại, trong đó những loại không có họa tiết hoa trang trí thì được gọi là Muzishino (gốm trơn), còn sản phẩm có họa tiết trang trí được gọi là Eshino (gốm có họa tiết). Ngoài ra còn có các sản phẩm Nezumishino (shino xám bạc) và Akashino (Shino đỏ). - Oribe: Người ta biết đến gốm Oribe là loại gốm được tráng men xanh và được gọi là Aoioribe. Trên bề mặt sản phẩm một phần được tráng men xanh, phần còn lại được vẽ bằng mực có chứa thành phần ôxi sắt. Những sản phẩm được tráng hoàn toàn bằng men xanh được gọi là Souoribe. Ngoài ra, các nghệ nhân còn kết hợp 2 loại đất sét trắng và đất sét đỏ để tạo ra sản phẩm và nó được gọi là Narumioribe.(4) 

  2. Gốm sứ Việt Nam và một số loại điển hình 

  2.1. Khái lược về gốm sứ Việt Nam 

  Lịch sử đồ gốm Việt Nam đã bắt đầu từ những món đồ bằng đất sét trộn bột vỏ sò không tráng men, dùng khuôn bằng giỏ đan, màu nâu đậm hay nâu nhạt. Nét văn minh sơ khởi nhất của con người là chế tác ra đồ gốm, bởi vì không có chúng để nấu nướng, cất giữ, ăn uống thì nền văn minh không hình thành. Chính trong quá trình chế tác đồ gốm, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm sống và thể hiện trong các sản phẩm của mình tạo nên các nền văn hoá nổi bật như văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Ðông Sơn. Dù di tích còn lại rất ít, nhưng đồ gốm Việt Nam trong thời này đã cho thấy sắc thái của một nền văn hóa riêng biệt. 

  Thế kỉ XI, sau khi thoát khỏi sự đô hộ của Trung Hoa, những người thợ gốm ở miền bắc Việt Nam đã phát triển hàng hóa gốm sứ mang sắc thái dân tộc rõ nét. Từ thế kỉ XIII – XIV, khi đồ gốm Việt Nam bắt đầu cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu Trung Hoa trên thị trường quốc tế thì mới có ảnh hưởng từ việc du nhập thêm kỹ thuật và phong cách Trung Hoa. Sứ thanh lam Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao, đặc biệt trong khu vực Đông nam Á. Đồ gốm miền bắc Việt Nam trong thời kì này cũng cho thấy những nét ảnh hưởng của Hồi giáo, điển hình như những mâm khay lớn. 

  Hiện nay có rất nhiều làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó phải kể đến gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hòa (Đồng Nai). Sản phẩm gốm của Việt Nam cũng rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá...đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi. Họa tiết trên sản phẩm được gắn liền với những hình ảnh quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo trên lưng trâu, cây đa cổng làng, mái chùa, hồ sen…Hiện nay, sản phẩm gốm Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới và thương hiệu gốm Việt Nam cũng đã khẳng định được vị trí của mình. 

  2.2. Một số loại gốm sứ Việt Nam điển hình 

  a. Gốm Chu Đậu: Cuối thế kỉ XIV, là thời kì phát triển cao nhất của đồ gốm Việt Nam, với nhiều loại men và hoa văn độc đáo, loại đồ gốm mà ngày nay chúng ta được biết dưới tên “Ðồ gốm Chu Ðậu”. Tiếc thay, nền kĩ thuật và mĩ thuật này đã tàn lụi vào đầu thế kỉ XVII sau những trận chiến dữ dội thời Lê Mạc. Gốm Chu Ðậu được coi là gốm đạo, gốm bác học. Các sản phẩm gốm in đậm dấu ấn những giá trị nhân văn của Phật giáo, Nho giáo. Nhờ những hoa văn trang trí rất độc đáo, khiến cho gốm Chu Ðậu không thể lẫn với các loại gốm khác. Có thể thấy gốm Chu Đậu có những đặc trưng sau: - Về kĩ thuật tạo hình: Gốm Chu Ðậu được làm chủ yếu vuốt trên bàn xoay, một số khác được làm bằng khuôn in nên hình dáng các sản phẩm rất phong phú. Các sản phẩm của gốm Chu Ðậu hết sức phong phú về loại hình: nhiều nhất là các loại bát to, bát nhỏ, đĩa nhiều kích cỡ, chén, bình (thường gọi là bình Tỳ bà), lọ, tước uống rượu, bát ba chân, liễn, hộp sứ, lư hương... Ðiều đáng lưu ý là hầu hết sản phẩm bát, đĩa, lọ, bình đều có miệng loe ra phía ngoài, thân bầu bĩnh, một số bát có chân cao rất đặt trưng của đồ gốm cuối thời Trần đầu thời Lê. 

  - Về trang trí: Các họa tiết trên bình cổ thường là cây cỏ, hoa lá, chim muông, được cách điệu. Cũng có bình vẽ các nhân vật thần thoại, như Thánh Gióng, Thạch Sanh... Các nghệ nhân Chu Ðậu dùng các họa tiết truyền thống như: ngỗng ấp, hoa cúc dây, hoa đào nhưng nét thì mỗi người mỗi vẻ, các hoa văn, họa tiết luôn hài hòa với dáng gốm. Trong một nét vẽ đã có sắc độ, có đậm có nhạt, kể cả nét bệt bút và công bút đều phải có sắc độ. 

  - Về Men gốm: Men gốm Chu Ðậu rất phong phú như men ngọc, men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục(5). 

  b. Gốm sứ Bát Tràng 

  Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng, trong đó có một giả thuyết đáng được quan tâm là Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời hậu Lê, từ sự liên kết chặt chẽ giữa 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát như Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm với họ Nguyễn (Nguyễn Ninh Tràng) ở đất Minh Tràng. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng, tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Theo truyền thuyết và gia phả một số dòng họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm nằm dày đặc ở nhiều nơi trong vùng. 

  Nằm bên bờ sông Hồng, lại gần kinh thành, Bát Tràng có vị trí địa lí và điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển nghề thủ công này. Điều đặc biệt nhất có lẽ bởi vùng này được thiên nhiên phú cho nguồn đất sét trắng, vốn là thứ nguyên liệu tối quan trọng để sản xuất đồ gốm. Nghề gốm Bát Tràng đạt đến độ hưng thịnh ở thế kỉ XV khi được triều đình chọn để cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh và tiếp tục phát đạt ở thế kỉ XVI với những sản phẩm cao cấp đáp ứng đòi hỏi của tầng lớp quý tộc và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. 

  Gốm sứ Bát Tràng có phong cách riêng bởi sự nổi trội của 5 dòng men khác nhau là men nâu, men lam, men trắng ngà, men xanh rêu và men rạn. Đặc biệt, men xanh rêu kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một dòng "tam thái" rất riêng của gốm sứ truyền thống Bát Tràng. Chất liệu chính của sứ Bát Tràng là đất cao lanh có sức chịu nhiệt cao (13000C), và chính nhờ điều đó nên sản phẩm Bát Tràng rất bền và chắc. 

  Tuy đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã nhưng về cơ bản gốm Bát Tràng có thể chia thành hai nhóm chính: Đồ gốm gia dụng và đồ gốm mĩ nghệ. Dù là nhóm sản phẩm nào cũng đòi hỏi trình độ kĩ thuật và tay nghề rất cao. Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng thời gian đầu bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời

Gốm nghệ thuật trong dòng chảy đương đại

Làm gốm ghệ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó tư duy sáng tạo của nghệ sĩ phải được hòa hợp cùng bàn tay khéo léo của nghệ nhân, cộng thêm sức khỏe bền bỉ của người thợ
 Giữa dòng chảy của nghệ thuật đương đại Việt Nam, gốm thường ít được biết tới rộng rãi,có lẽ vì sự nổi trội của các trào lưu khác như hội họa, điêu khắc, trình diễn, sắp đặt... Bản thân các nghệ sĩ cũng thường coi gốm chỉ như thú chơi, tiêu khiển mỗi lúc rảnh rỗi chứ ít đầu tư tâm huyết và thời gian. Không phải vô cớ mà cánh họa sĩ, nhiếp ảnh  vẫn thường xuống Phù Lãng, Bát Tràng với mục đích "nặn chơi vài cái bình".
Làm gốm nghệ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó tư duy sáng tạo của nghệ sĩ phải được hòa hợp cùng bàn tay khéo léo của nghệ nhân, công thêm sức khỏe bề bỉ của người thợ. Những kỹ thuật xoay, vuốt thoạt nhìn đơn giản, song khi bắt tay vào thực hiện mới cần sự rèn luyện lâu dài. Tạo hình cho gốm bằng các chi tiết nhỏ như hình rồng phượng, hoa lá đắp nổi, họa tiết vẽ chìm hoặc vẽ nổi trên men là điều các nghệ nhân dễ dàng thực hiện nhưng để đưa được ý tưởng hội họa kết hợp điêu khắc vào gốm thì chắc chắn đòi hỏi tư duy của nghệ sĩ, Theo đuổi niềm đam mê với gốm, cho tới nay trên đất Bắc không có nhiều người, và vì thế trong các triển lãm mỹ thuật, gốm thường ít xuất hiện và thu hút sự chú ý.
Vì nguyên nhân đó mà khi họa sĩ Nguyễn Tuấn trình làng các tác phẩm điêu khắc gốm trong năm 2013 tài Bảo tàng Mỹ thuật Việ Nam đã tạo nên dư luận mạnh mẽ trong giới phê bình và nghệ sĩ. Theo đuổi hình tượng Phật từ nhiều năm, chàng họa sĩ trẻ đã đưa ra một đường lối sáng tạo về gốm hoàn toàn khác với phương cách cổ điên, Đứng trước những pho tượng Phật nung bằng đất đỏ, người xem ngỡ ngàng nhận ra Phật đã được đồng hóa trong mọi chúng sinh đều bình đẳng. Với kỹ thuật nung lò hiện nay, việc dựng các tác phẩm cao trên 1m đã là điều rất khó, vậy mà sau nhiều năm, Nguyễn Tuấn đã tạo nên những pho tượng cao trên 1m, tượng cao nhất lên tới 2,5m, trong đó đặc biệt nhất là những Cây Phật. Đó đích thực là hình tượng của vũ trụ, thế giới tâm linh nảy sinh trong tư duy của người nghệ sĩ hiện hữu qua chất liệu đất nung giản dị.
Đó là gốm đất sét theo truyền thống của làng nghề Phù Lãng, còn với những nghệ sĩ trẻ theo đuổi dòng men như kiểu Bát Tràng thì cách thức tiết cận nghệ thuật có khác đi đôi chút. Trong nghề chơi gốm từ xưa vẫn lưu truyền câu "Nhất dáng, nhì men", bởi men phủ lên cốt gốm luôn tạo ra cảm xúc. Mỗi loại men tạo ra một hiệu ứng khác nhau, men thúy hồng, thúy lục tao ấn tượng sang trọng, men bạch dịch gợi về sự tinh tế đơn giản, men rạn là dấu ấn của thời gian... Khó nhất trong cuộc chơi gốm không phải là việc tao mầu men mà phối các thành phần và kỹ thuật khống chế lửa nhằm tạo cho tác phẩm độ chuyển mầu tinh tế, cũng giống như vẽ tranh, họa sĩ khi thả hồn lên mặt toan luôn muốn thể hiện ý tưởng của mình ở các cung bậc mầu và bố cục. Hốm khó hơn ở chỗ, đôi khi tạo hình phần thô rất đạt, song ngọn lửa trong lò luồn là ẩn số, ngay cả với các lò nung gà hiện đại, nhunwxggif mà ngọn lửa tác động vào phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Chí vì thế, giới làm gốm đôi khi gặp những mẻ lò hỏa biến, tức men bị thay đổi mầu sắc một cách lạ lùng, cũng đôi khi cả lò nung bị nứt, sập, rạn… Nghề chơi gốm vốn nhiều bất ngờ và càng tao nên chất kích thích cho những người đam mê.

Hiện nay, theo duổi sự sáng tạo của gốm có men, giới họa sĩ vẫn biết tới Vương Quân, chàng trai vừa tài hoa, vừa lập dị sống cách xa trung tâm Hà Nội. Lọ mọ suốt ngày với những kiểu dáng phá cách, anh tạo nên phong cách gốm hiện đại không giống bất kỳ dòng sản phẩm gốm thông thường nào. Cùng với họa sĩ Trịnh Vũ Hiếu là người cộng sự, Vương Quân rất chuộng đưa các họa tiết mới vào phong cách cổ điển của gốm. Đó là ngữn cập chân đèn khổng lồ kiểu đời Lý, tượng và bình lọ dáng đời Trần… món đồ nào cũng có nét phá cách, không nệ vào quy ước xưa. Trong chất men xanh ngọc, xanh lam rất có chiều sâu phủ lên cốt gốm, người xem nhìn thấy khí chất cổ xưa của những món đồ cổ, đông thời bắt gặp tình thần hiện đại ở cahcs thức phủ men. Là tác phẩm đơn chieeucs nên mỗi bình, lọ hoa, chân đèn, bát hương… của anh tạo ra đều được người sành gốm đón nhận với sự hào hứng. Cũng chính do quy mô hạn hẹp của xưởng và phải tự làm tất cả các công đoạn nên tốc độ sáng tạo gốm của anh khá chậm, nhưng điều này là tất yếu với những nghệ sĩ đã dấn thân vào con đường khó khăn này.
Chơi gốm rất khó, nhưng cũng như các bộ môn sáng tạo khác, càng đi sâu vào càng thấy say mê, Những nghệ sĩ gốm trẻ Hà Nội đang âm thầm đi theo con đường riêng của mình, ở đó họ tìm thấy niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, rồi sáng tạo cho đời những tác phẩm rất có hồn.

Thú chơi tao nhã

Thú chơi tao nhã
Thú chơi tao nhã
Những người am hiểu đồ gốm, sứ thường nói: “Nhất xương, nhì da, thứ ba đến lửa”. Xương là tạo hình, da là trang trí, viết vẽ hay đắp nổi, khắc các hoạ tiết và men. Lửa là khâu cực kỳ quan trọng, non lửa không chín hàng, men không chảy, còn già lửa thì rộp nứt nẻ, thậm chí cháy đét. Đồ gốm, sứ đẹp phải đạt được bốn tiêu chuẩn: Kêu như chuông, mỏng như giấy, trắng như ngọc và trong như gương.

Gốm, sứ nước ta khác nhau về thời đại, về địa phương. Gốm, sứ Bát Tràng khác gốm, sứ Phù Lãng, Chu Đậu, Hương Canh, Thổ Hà, Thanh Hoá... Gốm Bát Tràng giỏi làm men màu trắng lam, sứ Thanh Hoá giỏi làm men rạn. Gốm Thổ Hà không tráng men nhưng tạo được màu nâu sẫm bóng trên sản phẩm. Gốm Phù Lãng mộc mạc với bình, lọ, đĩa hoa, họa tiết hiện đại kết hợp với chất liệu cổ điển tạo nên phong cách nổi bật. Gốm Hương Canh thô mộc hơn, có màu vàng tươi hơn gốm Phù Lãng và Thổ Hà. Gốm Chu Đậu rất đa dạng về loại hình và được tráng hoặc trang trí bằng nhiều loại men, màu khác nhau, phổ biến là men trắng trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh màu rêu, vàng nhạt, vàng đậm. Một số được tráng tới hai màu men: trong trắng, ngoài nâu.
Hoa văn là điều đáng nói nhất của gốm Chu Đậu. Trên hoa văn thể hiện đậm đà màu sắc dân tộc, phản ánh một cách sinh động thiên nhiên và cuộc sống cư dân vùng châu thổ như: hình người đội nón, mặc áo dài, người chăn trâu, một cánh đào hoa nụ với con chim nhỏ ngơ ngác trước xuân sang, từng đàn chim ngói, chim cu sải cánh, từng đàn bồ nông, vịt trời bơi lội bồng bềnh, từng đàn cá tung tăng...
Ông Nguyễn Văn Cường, một người chơi gốm, sứ cổ lâu năm ở Hà Nội cho biết, những thứ có thể đặt lên bàn thờ là loại được trang trí tứ linh động vật “long, ly, qui, phụng”; còn bày trên án, trên bàn sách, bàn uống nước thuộc tứ linh thực vật “đa, sung, si, sanh”, hoặc các bộ tứ quý như “tùng, cúc, trúc, mai”...
Đồ gốm, sứ thường gắn liền với hoa, cây cảnh. Chọn một loại bình, chậu nào đó phải phù hợp với màu hoa, dáng cây cảnh và nền trang hoàng (bàn, tủ) trong nhà. Ngày xưa có nhiều cách bày, chẳng hạn như theo kiểu cao - thấp, ngang - dọc, theo lối âm dương, ngũ hành, có cái bày dưới đất, có cái treo trên tường. Sự cầu kỳ trong cách chơi còn thể hiện ở cách bày theo các mùa xuân - hạ - thu - đông với từng gam màu nóng lạnh khác nhau.
Đồ gốm, sứ trang trí trong nhà đòi hỏi quá trình tư duy và chọn lọc khắt khe. Nếu lạm dụng và sa đà, ngôi nhà sẽ trở nên “cục mịch, nặng nề”. Nhưng nếu biết khéo léo sử dụng và tinh tế trong chọn lọc, ngôi nhà sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Lưu giữ hồn dân tộc
Theo những người chơi gốm sứ cổ, đồ sứ cổ thông dụng thời xưa đa phần là do người Việt xưa đặt làm bên Trung Quốc, gồm hai loại: Một là của triều đình đặt làm đồ ngự dụng, gọi là đồ “Ký Kiểu”. Những đồ sứ này có các họa tiết, thơ văn bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, xuất phát từ ý tưởng của vua chúa Việt Nam, hầu hết có màu lam đặc trưng và có ghi rõ niên đại (như Tự Đức niên chế, Minh Mạng niên chế). Hai là những đồ sứ do các gia đình trâm anh thế phiệt tự vẽ kiểu rồi đặt hàng những thương nhân Trung Quốc có mở cửa hiệu buôn bán tại Việt Nam. Tuy hầu hết những đồ sứ cổ thời đó đều do người Trung Quốc chế ra nhưng lại mang đậm phong cách Việt Nam.
Thời Lý, Trần, phong cách trang trí gốm sứ phóng khoáng, khoẻ khoắn, hình hoa sen được dùng để trang trí nhiều. Biểu hiện tập trung nhất là gốm “cung đình” có nét chữ “Thiên Trường phủ chế” (làm ở phủ Thiên Trường). Thời Lê, gốm, sứ có đặc điểm riêng là hay dùng màu chàm tím để vẽ hươu, sư tử, rồng..., các loại côn trùng như ong, bướm thì dùng màu tối hơn.
Nhìn chung gốm, sứ Việt Nam có thế mạnh về kỹ thuật đắp nổi, phù điêu long, ly, qui, phụng... Cái đẹp của gốm, sứ Việt Nam là dáng khoẻ khoắn mà không hề nặng nề. Vì thế, nhiều người rất ưa thích gốm Việt, bởi vẻ đẹp tự nhiên, giàu sức sống, mộc mạc, không lên gân, nhưng cũng không vì thế mà quê kệch, cục mịch.
Nghề chơi nào cũng lắm công phu, riêng thú chơi cổ ngoạn lại càng đa đoan hơn. Một món đồ cổ đạt đủ các tiêu chuẩn về men, dáng và sự nguyên vẹn không dễ kiếm, thậm chí người chơi đôi khi phải “theo đuổi” hàng tháng, hàng năm. Cũng có người chơi vì quá yêu thích một món đồ đã phải thực hiện phương châm “nhịn đủ thứ”, thậm chí có người còn bán cả nhà, cả xe, miễn là tích cóp đủ tiền để “đưa nàng về dinh”. Để phân biệt thật giả, người chơi phải chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, địa lý… Hiểu biết càng sâu sắc thì niềm vui cảm nhận càng lớn lao.
Cổ vật nào cũng có hồn, dù chỉ một chiếc đĩa nhỏ, hay một lọ hoa cũng làm con cháu đời sau phải suy nghĩ. Trải bao biến động của thời gian, những đồ gốm sứ còn lại đến nay đã trở thành một phần di sản vật thể của đất nước, qua đó giúp cho người đời sau nghiên cứu từ lịch sử, thơ văn, nghệ thuật đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các thế hệ cha ông.
Ngoài sự am hiểu, thông tuệ sâu sắc về đồ cổ, về mỹ thuật của từng thời kỳ, từng trường phái, thì điều quan trọng hơn là người chơi phải có sự “tri âm” với cổ vật, biết “nói chuyện” với những món đồ cổ để khám phá những thông điệp thời gian được ấn ký trên những món đồ của người xưa. Để rồi như một sự đền đáp, họ là những người truyền đạt lại, giữ vai trò kết nối sợi dây văn hóa giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại. Họ giúp cho người đương thời có thể hiểu được những gì người xưa đã gửi gắm, trao tặng cho mai sau mà tự hào, giữ gìn và bảo tồn./.

Gốm sứ nội: Giành lại thị trường 5.000 tỷ

Gốm sứ nội: Giành lại thị trường 5.000 tỷ
Chinh phục thị trường cấp thấp
Hiện cả nước có khoảng 290 cơ sở sản xuất đồ sứ gia dụng. Ba khu vực gốm sứ có thương hiệu lớn là gốm sứ Bình Dương, gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và gốm sứ Hải Dương.
Các thống kê cho thấy, năm 2012, tổng doanh thu toàn thị trường gốm sứ gia dụng Việt Nam đạt khoảng 5.600 tỷ đồng nhưng các cơ sở sản xuất trong nước chỉ chiếm 30%, 70% còn lại thuộc về các doanh nghiệp (DN) nước ngoài, trong đó đa phần là của TQ.
Các DN Việt Nam thừa nhận, hàng gia dụng gốm sứ trong nước nhiều năm liền thua hàng TQ vì các cơ sở sản xuất chủ yếu phát triển trên nền tảng thủ công, manh mún, công nghệ lạc hậu. Mặc dù đã có DN đầu tư thiết bị sản xuất với công nghệ hiện đại, quy mô lớn nhưng số lượng DN như vậy chỉ đếm trên đầu ngón tay như Minh Long 1, Sứ Hải Dương, Chuan Kuo Việt Nam (CK)...
Gốm sứ TQ nhiều năm liền là nổi ám ảnh của các cơ sở sản xuất trong nước khi xuất hiện ở tất cả các tỉnh - thành, từ Bắc vào Nam. Những chén, đĩa, bình ly, thậm chí là lọ hoa... xuất xứ TQ được nhập tiểu ngạch hiện diện gần như trong tất cả các gia đình ở thành thị cho đến nông thôn.
Phải thừa nhận là so với chén đĩa do các cơ sở nhỏ trong nước sản xuất thì chén đĩa "made in China" có mẫu mã đa dạng hơn nhiều mà giá lại rẻ. Trong khi đó, sản phẩm của các DN lớn trong nước, có đầu tư bài bản thì giá lại cao hơn rất nhiều so với hàng Tàu.
Theo phân tích của ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Minh Long 1, trong sản xuất gốm sứ thì nung là công đoạn chiếm nhiều chi phí nhất và chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc hoàn toàn vào quy trình này. Hàng TQ giá rẻ vì được nung ở nhiệt độ thấp nên tiết giảm được chi phí.
Trong khi hàng sứ gia dụng tốt của Việt Nam nung ở nhiệt độ 1.280 độ C (hàng Minh Long 1 nung đến 1.380 độ C) thì hàng của TQ chỉ ở mức 800 độ C. Do nhiệt độ thấp nên hàng TQ có độ bền thấp đó là chưa kể sản phẩm còn chứa chì trong lớp hoa văn nhẹ lửa.
Không chỉ bị cạnh tranh bởi hàng TQ, gần đây, DN trong nước còn bị chia thị phần bởi hàng nhập từ Mexico, Thái Lan... Không khốc liệt như với hàng TQ, nhưng hàng nhập khẩu từ những nước này vào hệ thống phân phối hiện đại cũng gây áp lực không nhỏ cho hàng Việt.
Trước thực tế đó, từ vài năm nay, các DN gốm sứ của Việt Nam như Minh Long 1, Sứ Hải Dương, CK... đang dốc toàn lực để đầu tư, sản xuất để giành lại thị trường. Bắt đầu tư năm 2007, Minh Long 1 tăng cường đầu tư mạnh cho sản xuất và đầu tư vào công nghệ được xếp vào vị trí số 1.
Với những đầu tư bài bản, năm 2011, doanh thu của Công ty đạt 450 tỷ đồng. Năm 2012, Công ty đã đưa ra thị trường (cả xuất khẩu) 20 triệu sản phẩm, tăng 25-30% so với năm 2011. Cùng với sản lượng tăng, doanh thu của Công ty cũng tăng 20%. Trong khi đó, Công ty CP Sứ Hải Dương tái cấu trúc toàn bộ hoạt động.
Nhờ áp dụng giải pháp quản lý đồng bộ, đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư vào đội ngũ quản lý và kỹ thuật, sản phẩm của Sứ Hải Dương đã giảm được giá thành và tăng năng suất, chất lượng.
Ông Nguyễn Đỗ Hà, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Sứ Hải Dương, cho biết, hiện sứ Minh Long đang chiếm lĩnh phân khúc cấp cao, CK nắm phân khúc trung cấp, còn Sứ Hải Dương chiếm ưu thế ở phân khúc trung bình khá.
Thắng ở phân khúc cấp cao
Trong khi phân khúc sứ gia dụng trung và bình dân đang từng bước giành lại thị trường thì phân khúc cao cấp đã thuộc về DN trong nước. Và thị phần này gần như là "cuộc chơi riêng" của Công ty Minh Long 1. Ông Lý Ngọc Minh tự tin cho biết, từ khi chú trọng đến tiêu thụ nội địa, Minh Long đã từng bước chinh phục được thị trường.
Hiện nay, tỷ trọng tiêu thụ nội địa chiếm 20% trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty. Thế nhưng, điều đáng quan tâm là ở phân khúc hàng sứ tiêu dùng cao cấp cho gia đình, sản phẩm của Minh Long 1 chiếm đến 80% thị phần trong cả nước. 20% còn lại là hàng sứ giá dụng nhập từ Đức, Pháp, Ý, Mỹ...
Nhưng để có được thị phần này, Minh Long đã thực hiện một chiến lược toàn diện từ đổi mới công nghệ sản xuất cho đến xây dựng hệ thống phân phối, tiếp cận người tiêu dùng. Từ năm 2010 đến nay, trong khi các DN khác co cụm lại thì Minh Long 1 đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu sản xuất, chủ động liên kết với các đơn vị khác để mở rộng nguồn tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, mỗi năm Minh Long dành đến hơn 100 tỷ đồng để nhập máy móc thiết bị hiện đại từ Đức, Pháp, Ý, Nhật... thay thế, cải tiến thiết bị cũ để tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Sau hơn hai năm nghiên cứu, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, cuối năm 2013, Minh Long 1 đã đưa ra thị trường 250 mã hàng thương hiệu Lys Horeca dành cho phân khúc nhà hàng, khách sạn.
Sản phẩm này đánh đúng nhu cầu của những nhà hàng khách sạn cấp trung nên được tiêu thụ mạnh. Hiện sản phẩm mang thương hiệu gốm sứ Minh Long 1 có trên 15.000 chủng loại, riêng hàng xuất khẩu có trên 3.000 mẫu mã.
Dù đang đứng đầu ở phân khúc cao cấp nhưng Minh Long 1 vẫn không ngừng đầu tư, cải tiến cũng như thực hiện mọi biện pháp để giữ vững thị phần. Minh Long 1 đã và đang hợp tác với Hiệp hội Du lịch TP.HCM (Hiệp hội), liên kết với các đơn vị trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thuộc Hiệp hội để phân phối và quảng bá sản phẩm.
Không những thế, Minh Long 1 còn tổ chức cuộc thi ẩm thực ba miền mà giải thưởng lên đến cả tỷ đồng. Để quảng bá hơn nữa thương hiệu Minh Long 1 đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế, DN này đầu tư xây dựng nhà xưởng rộng 120.000m2 tại Bình Dương, trong đó có cả "bảo tàng gốm sứ" để du khách có thể tìm hiểu về lịch sử gốm sứ qua các hiện vật...
Và cách bán hàng cũng được "công nghệ hóa" thông qua mạng, qua kênh thương mại điện tử song song với bán hàng qua hệ thống cửa hàng, đại lý.
Ông Lý Ngọc Minh cho biết, những biện pháp này không chỉ giúp DN đẩy mạnh tiêu thụ mà còn khiến khách du lịch trong và ngoài nước biết đến thương hiệu Minh Long 1. Và quan trọng hơn, hiện gốm sứ Minh Long 1 đã đánh bại được hàng TQ và hoàn toàn chiếm lĩnh được phân khúc hàng cao cấp.
Mặc dù hiện nay gốm sứ TQ, đặc biệt là gốm sứ Giang Tây vẫn bày bán ở nhiều nơi nhưng với những đầu tư và chiến lược bài bản, các DN Việt đang từng bước dành lại thị trường lớn này.